Liên hệ với chúng tôi :

  • Quà tặng Kai's shop - mang đến chất lượng trên từng sản phẩm
  • Chúng tôi đặt chất lượng lên trên lợi nhuận
  • Chúng tôi không mang đến dịch vụ với giá tốt nhất
  • Chúng tôi mang đến dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất

Chi tiết tin tức

TOP #10 CÂY CẢNH MANG TÀI LỘC ĐẾN CHO BẠN

15:01 - 22/12/2021 , Thực tập sinh

1. Cây Kim ngân

Cây Kim Ngân hay còn được biết với nhiều tên gọi khác là cây thắt bím hay cây bím tóc. Nó có tên tiếng anh là Lonicera Periclymenum. Loại cây phong thủy này được trồng phổ biến tại các quốc gia Châu Á. Cây kim ngân nếu được chăm sóc tốt, chúng có thể phát triển tối đa lên đến 15m. Cây có sức sống mãnh liệt, chỉ cần chú ý chăm sóc, tưới nước thường xuyên, tiếp xúc với ánh nắng trong một vài thời điểm trong ngày là có thể phát triển tốt.

Lợi ý khi trồng cây kim ngân trong nhà

Cây kim ngân mang tính thẩm mỹ cao. Vì vậy, loại cây này rất được ưa chuộng dùng trong trang trí nhà cửa, nơi làm việc. Không những thế, cây kim ngân còn có tác dụng làm sạch và thanh lọc không khí. Góp phần tạo ra không gian xanh mát, thư giãn.

Thêm vào đó, cây kim ngân còn mang lại nhiều ý nghĩa tốt đẹp cho gia chủ:

          - Trồng 1 cây kim ngân: Mang ý nghĩa chọc trời, bất khuất, mạnh mẽ, kiên cường

          - Trồng 3 cây kim ngân: Tượng trưng cho phúc, lộc, thọ

          - Trồng 5 cây kim ngân: Phúc, lộc, thọ, an

          - Trồng 7 cây kim ngân: Biểu tượng của sự gắn bó, bền lâu và may mắn

Cây kim ngân hợp với mệnh nào?

Cây kim ngân hợp với mọi tuổi. Nhưng để nói phù hợp nhất phải là tuổi Tý, thân và Tuất.

Bày biện cây kim ngân tại nơi làm việc sẽ mang đến sự may mắn, thuận lợi, củng cố được vị thế và cân bằng nguồn năng lượng cho gia chủ.

Cây kim ngân có màu xanh nên rất hợp với người mệnh hỏa và mộc. Tuy nhiên, khi trồng cây kim ngân, những con người này cần lưu ý những điều sau:

          - Mệnh hỏa: Nên chọn chậu trồng có góc nhọn hoặc hình giống kim tự tháp. Tránh chọn chậu hình chữ nhật, vuông hoặc uốn lượng

          - Mệnh mộc: Nên chọn chậu trồng có dáng thẳng. Tránh chậu có nhiều góc cạnh hoặc uốn lượng

Kim ngân nên đặt vị trí nào trong nhà?

Không phải đặt cây kim ngân ở vị trí nào trong nhà cũng mang đến sự may mắn, tài lộc cho gia chủ. Bạn nên lưu ý về cung mệnh của mình và hướng đặt cây để có phong thủy tốt nhất.

Có nhiều vị trí trong nhà thích hợp để đặt cây phong thủy. Tuy nhiên, những vị trí thích hợp nhất bao gồm các khu vực giữ tiền. Chẳng hạn như nơi đặt kén an toàn hay máy tính tiền.

Hoặc bạn có thể bày cây kim ngân tại bàn làm việc. Điều này giúp công việc của bạn được thuận lợi, nhu ý. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt cây kim ngân tại phòng khách, các khu vực gần cửa ra vào, cửa kính, hành lang. Những vị trí này đủ ánh sáng để cây sinh trưởng.

2. Cây Kim tiền

Cây kim tiền hay còn gọi là cây kim phát tài có tên khoa học là Zamioculcas zamiifolia có nguồn gốc từ Trung Phi, nơi khí hậu khắc nghiệt nhất. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa cây kim ngân và cây kim tiền. Tuy nhiên đây là hai loại hoàn toàn khác nhau, cây kim ngân là thân gỗ, không mọc thành bụi. Còn cây kim tiền là thân mọng nước, mọc thành bụi.

Ý nghĩa cây kim tiền trong phong thủy

Cái tên của cây là kim tiền khiến người ta liên tưởng đến tiền tài và phú quý. Cả hai từ kim tiền đều chỉ về tiền bạc nên trồng cây trong nhà sẽ đem lại tài lộc cho người chủ. Vì thế mà cây kim tiền phong thủy mang lại sự thăng tiến về tiền bạc, tài lộc.

Hình ảnh cây kim tiền với những chiếc lá hình oval, thân cây tươi tốt không ngừng vươn lên giữa những khắc nghiệt của thời tiết nên là sự mạnh mẽ, kiên cường, bất khuất và không ngừng vươn lên trong cuộc sống. Vì thế mà cây kim tiền còn được sử dụng làm quà tặng vào dịp khai trương hay thăm bệnh.

Cây tươi tốt quanh năm nên cây trồng cây kim tiền mang lại tài lộc, sức xanh và nét tự nhiên cho không gian. Cành lá xum xuê, xanh mướt ý nghĩa cho sức sống và sinh sôi nảy nở của con người.

Cây kim tiền hợp mệnh gì? Đặt kim tiền ở đâu tốt nhất?

Cây kim tiền hay kim phát tài có màu xanh rờn tượng trưng cho màu xanh của cây cỏ, tự nhiên. Vì vậy đây là loại cây rất tốt cho gia đình mang mệnh mộc. Kim tiền không chỉ mang lại tài lộc và phú quý mà còn giúp gia tăng sinh lực cho những người mệnh mộc.

Bện cạnh đó, theo phong thủy ngũ hành của các nước phương Đông thì mộc sinh hỏa. Vì vậy người mệnh hỏa trồng cây kim tiền cũng có số mệnh tốt đẹp hơn. Cây sẽ luôn là nguồn nhiên liệu tuyệt vời để tiếp thêm năng lượng cho những người mệnh này.

Cây kim tiền sinh sống và tồn tại được qua thời gian dài ở nơi khi hậu khắc nghiệt và thiếu nước. Cả thân và lá cây đều có khả năng tích trữ một lượng nước tốt với bề ngoài căng bóng đầy sức sống. Bởi thế người mệnh thủy cũng khá phù hợp để trồng cây cảnh này, và nên trồng thủy sinh là tốt nhất.

Cây kim tiền hợp với tuổi nào?

Người tuổi tý thân chủ của loài cây quý quả chẳng sai. Hơn nữa tuổi tý thường được người ta gắn với tiền tài, phú quý. Trong các tác phẩm văn hóa, con chuột cũng hay xuất hiện bên cạnh nhưng đồng tiền vàng. Điều đó đã nói lên được phần nào sự tương hợp của người tuổi tý với cây kim tiền rồi.

Trong văn hóa phương Đông, tuổi tý đứng đầu trong 12 con giáp và tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý. Những người tuổi này thường lanh lợi, khôn ngoan và thích kiếm tiền nên dễ giàu có hơn các tuổi khác. Vì vậy họ trồng kim tiền lại càng phù hợp với tính cách và mong muốn của bản thân.

Tuy nhiên, người tuổi tý rất hay làm, năng động nhưng thường tiêu xài phóng đãng. Bởi vậy, họ nên trồng cây kim tiền để giúp cho bản thân kiếm được tài lộc và ổn định hơn về tài chính.

Kim tiền nên đặt ở đâu hợp phong thủy?

Theo phong thủy cây kim tiền, nên đặt cây kim tiền trước hiên nhà, cửa công ty để thu hút tài lộc, may mắn. Tại các cửa hàng, các chủ tiệm hay đặt tại cửa ra vào và cạnh ban thần tài với mục đích trang trí và phong thủy.

Tốt nhất là đặt cây kim tiền tại những vị trí gần cửa ra vào hướng về phía Đông Nam hoặc phía Nam. Bởi đây là những hướng thuộc cung tài lộc sẽ giúp công việc buôn bán của cửa hàng hoặc công ty ngày càng tốt đẹp. Lưu ý tuyệt đối không được trồng cây tại những nơi đối diện với cửa ra vào, là vị trí xấu sẽ chắn mất dòng khí tốt đi vào nhà ảnh hưởng đến phong thủy.

Ngoài ra đối với các cá nhân làm việc văn phòng, liên quan đến tiền bạc thì kim tiền thường được đăt trên bàn làm việc với mong muốn sự nghiệp thuận buồn xuôi gió. Những người làm kinh doanh hay trồng cây tại những nơi tiếp khách và làm việc để găt hái nhiều tiền bạc và thành công trong làm ăn.

3. Cây Lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn có tên gọi là cây lưỡi cọp, hổ thiệt hay hổ vĩ, là một trong những giống cây phong thủy có nguồn gốc xuất xứ ở vùng nhiệt đới Tây Phi, Nigeria. Đặc trưng của cây lưỡi hổ phong thủy có thể kể đến như sức sống vô cùng bền bỉ, thân dày mọng nước từ 1.5 – 3cm và lá mọc từ gốc rễ dựng thẳng đứng hướng lên trời.

Hình dáng các phiến lá của cây khá đơn giản, phẳng dài với thiết kế nhọn dần từ gốc đến ngọn, có màu xanh đậm, bên ngoài viền vàng hoặc sọc ngang màu trắng. Thông thường, phong thủy cây lưỡi hổ rất dễ trồng và chăm sóc, thậm chí còn ở những điều kiện sống nắng nóng, thiếu ánh sáng…

Cây Lưới hổ hợp với mệnh nào?

Lưỡi Hổ (tên khoa học: Sansevieria Trifasciata) là một trong những giống cây gắn liền với yếu tố phong thủy mạnh mẽ nhất. Thực chất, việc lựa chọn cây trồng sao cho phù hợp với bản mệnh của mình không chỉ giúp đem lại bình an hay bảo vệ bạn khỏi ốm đau, bệnh tật mà còn thu hút rất nhiều tài lộc, may mắn về cho gia chủ.

Vốn dĩ, lá lưỡi hổ hình giáo sở hữu gam màu xanh, viền vàng đại diện cho bản mệnh Thổ và Kim. Chính vì thế mà từ xa xưa đến nay, lưỡi hổ được xem là tấm bùa hộ mệnh, tương sinh cho người mệnh Kim cũng như mệnh Thổ.

Tuy nhiên, để biết được cây lưỡi hổ hợp mệnh gì đem lại nguồn năng lượng phong thủy tốt nhất thì mệnh Thổ lẫn Kim cũng nên lưu ý một số yếu tố tác động như vị trí, không gian trưng bày, màu sắc chậu hay thời gian cây lưỡi hổ nở hoa…

Cây Lưỡi hổ hợp với tuổi nào?

Chắc hẳn, ai ai cũng mong muốn lựa chọn cho mình một loài cây trồng phong thủy đặt trong nhà giúp cải thiện tốt không gian sống. Bên cạnh đó, yếu tố tuổi hợp chiếm tỉ lệ quan trọng không kém so với bản mệnh rất được các gia chủ quan tâm. Áp dụng quy tắc tương sinh, tương khắc, cây lưỡi hổ hợp với tuổi nào được giải đáp chính là tuổi Ngọ.

Trong số 12 con giáp, tuổi Ngọ cầm tinh con Ngựa. Chính vì thế mà những người thuộc tuổi này có tính cách kiên cường, mạnh mẽ và tràn đầy nhiệt huyết. Họ mang trong mình bản tính chính trực, hướng ngoại, thích phiêu lưu cũng như khám phá cuộc sống. Tất tần tật những tính cách kể trên đều tương tự với loài cây lưỡi hổ cứng cỏi.

Thế nhưng, đôi khi người tuổi Ngọ lại quá ham danh lợi, nóng nảy để rồi dẫn đến việc làm ăn thất bại. thua lỗ. Nên các nhà nghiên cứu phong thủy đưa ra một lời khuyên cho họ rằng, cần trồng lưỡi hổ xung quanh nhà nhằm giúp hạn chế các điềm xấu và mang lại tài lộc cho gia chủ.

Cây Lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà?

Nhằm giải đáp cho câu hỏi cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà thì theo quan niệm phong thủy, lưỡi hổ là dòng cây không kén vị trí đặt. Bạn có thể đặt ở những nơi có đầy đủ ánh sáng chẳng hạn như gần cửa ra vào, phòng khách, cửa sổ, ban công…

Bên cạnh đó, loại cây này còn thu hút các bức xạ điện tử, thở ra khí oxi hỗ trợ giấc ngủ ngon nên cực kỳ phù hợp đặt trong phòng ngủ. Tuy nhiên, còn nhiều thắc mắc xoay quanh cây lưỡi hổ để bàn thờ ông địa được không thì câu trả lời hoàn toàn được, đặc biệt đối với người mệnh Kim và Thổ thì cần đặt cây theo hướng nam sẽ giúp đem lại tác dụng tốt nhất.

4. Cây Trầu bà

Trầu bà tên tiếng Anh là Pothos, tên khoa học Epipremnum aureum, thuộc họ Ráy (Araceae), là một loài thực vật có hoa. Các tên khác như Trầu Ba Vàng, Vạn Niên Thanh leo, sắn dây Hoàng Kim, Hoàng Tam Điệp hay Thạch Cam Tử thì đều là chỉ cây trầu bà.

Cây cảnh này sở dĩ có tên gọi trầu bà bởi vì nó có hình dáng giống cây trầu. Về đặc tính thực vật, đây là cây thân thảo, dạng dây leo, lá và thân có màu xanh còn hoa mọc thành cụm ngắn nên có những nơi còn goi là dây trầu bà. Đặc điểm nổi bật dễ thấy là lá đơn, gốc lá hình trái tim và thuôn dài dần lên trên.

Lá trầu bà thường có những đốm vàng chấm chấm trên phiến lá. Thân cây mềm, bò dài có thể buông thõng, do đó có thể trồng theo kiểu giàn leo. Ngoài ra đây là cây thủy sinh ưa nước, hút nhiều nước mà không sợ úng, thối rễ, vì vậy cũng có thể trồng trong chậu nước.

Cây trầu bà đã trở thành cây cảnh và xuất hiện ở nhiều nơi, thường được trồng trong nhà nơi có ánh sáng vừa phải để làm đẹp, tươi mát hơn không gian căn hộ, nội thất sân vườn. Ngoài giá trị trang trí làm đẹp ra, cây trầu bà còn có lợi ích tốt sức khỏe con người cũng như ý nghĩa phong thủy mang lại tài lộc.

Ý nghĩa cây trầu bà

Trầu bà có rất nhiều ý nghĩa, ngoài giá trị làm đẹp và tốt cho sức khỏe, người ta còn quan tâm nhiều đến cây phong thủy theo tuổi để hợp với mệnh của mình thì cây trầu bà xanh tốt, dễ sinh sôi phát triển mà không cần đến sự chăm sóc quá nhiều. Bởi vậy mà cây bonsai này mang ý nghĩa là sự sinh sôi, phát triển của thịnh vượng, tiền bạc, may mắn của gia chủ.

Trong phong thủy, trầu bà là “cây tiền tài”, sẽ giúp mọi chuyện hanh thông, dễ dàng, thuận lợi mà không gặp phải trở ngại gì. Hình ảnh trầu bà cũng được cho là có thể tránh vận xui và đem đến nhiều may mắn trong cuộc sống.

Niềm tin này đã được nhiều người tin tưởng, do đó, nó xuất hiện trong nhiều ngôi nhà, bàn làm việc và cả văn phòng công ty.

Cây trầu bà hợp mệnh gì?

Là cây cảnh hợp với mọi mệnh và không kiêng kỵ với mệnh nào. Trong tất cả các mệnh thì cây trầu bà phong thủy hợp nhất là mệnh Mộc. Đây là những người có tính phóng khoáng, tốt bụng, thường hay giúp đỡ người khác.

Tuy nhiên, cái gì quá cũng không tốt dẫn đến họ thường dễ tin người và bị tình cảm chi phối làm ảnh hưởng đến những vấn đề khác.

Do đó, một chậu cây trầu bà trên bàn làm việc hay trong phòng ngủ  sẽ giúp hạn chế nhược điểm đó, giúp họ lí trí, tỉnh táo hơn và không mắc sai lầm.

Cây trầu bà hợp tuổi nào?

Các chuyên gia phong thủy cho rằng cây sẽ phụ giúp đắc lực nhất với người tuổi Ngọ, giúp đạt được thành công về tiền bạc và sự nghiệp. Người tuổi Ngọ nên đặt cây trầu bà trong nhà để thu hút vượng khí, hạn chế thói quen phung phí, biết “giữ” tiền một cách tốt hơn.

Vị trí đẹp đặt cây trầu bà

Trầu bà dạng cây thân leo nên có thể treo ngoài cửa sổ để trang trí làm đẹp, lọc oxy cho cả phòng. Đặt chậu cây trầu bà trong phòng làm việc để khử khuẩn, thanh lọc không khí vượng phong thủy.

Ngoài ra có thể mắc giàn treo trước cổng, hay tường rào bao quanh tạo nét cổ kính đẹp mắt. Cây xanh tốt là phong thủy hưng thịnh.

5. Cây Phát tài

Cây phát tài có có nguồn gốc Tây Phi, Tanzania và Zambia hiện nay rất phổ biến ở khắp mọi nơi. Tại Việt Nam có khoảng 20 loại cây thuộc dòng họ phất dụ, hầu hết các loại phất dụ trong phong thủy đều có ý nghĩa mang lại may mắn, tiền tài.

Cây phát tài có sức sống mãnh liệt dù trong điều kiện hoàn cảnh khắc nghiệt nhưng thân cây vẫn phát triển hiên ngang. Cây phát tài có lá xoè rộng màu xanh, thường có chiều dài 1m, rộng 10cm nếu trồng bên ngoài, cây tươi tốt, tràn đầy năng lượng, thân cây phát tài có nhiều đốt, bên trong rỗng.

Loại cây này chỉ nên đặt chậu nhỏ trong nhà bởi vì cây phát tài không tốt cho sức khỏe. Cây phát tài nở hoa vào cuối năm, trong thời tiết se lạnh, hoa nở thành chùm, có hương thơm ngát.

Ý nghĩa cây phát tài trong phong thủy

Trước tiên, có thể thấy cây phát tài có tác dụng làm đẹp cho ngôi nhà, đem đến không gian xanh mát cho khuôn viên. Đây cũng là một trong các loại cây trồng thanh lọc không khí trong nhà, do đó, có thể được đặt ở trong phòng ngủ, phòng khác, bàn làm việc…

Hiện nay khi lựa chọn cây cảnh, người ta cũng quan tâm nhiều đến cây phong thủy theo tuổi, làm sao để hợp khí vận nhất, giúp cho cuộc sống gia chủ may mắn và thịnh vượng hơn.

Cùng với cây kim ngân, phát tài là cây cảnh mang lại rất nhiều ý nghĩa may mắn, tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Khi trồng cây phát tài, người ta cũng quan tâm đến số lượng cây trong chậu, bởi mỗi số sẽ mang một hàm ý, ý nghĩa khác nhau:

1 cây: cuộc sống đơn giản, mạnh mẽ song cô độc

2 cây: hạnh phúc, may mắn nhân đôi, còn tượng trưng cho tình yêu

3 cây: hạnh phúc, trường thọ

4 cây: tăng khả năng tập trung, sáng tạo, tuy nhiên theo nhiều quan niệm 4 là số xấu nên nhiều người kỵ

5 cây: cân bằng cuộc sống

6 cây: tiền bạc, may mắm

7 cây: sức khỏe dồi dào, ổn định

8 cây: tài lộc, may mắn và khả năng sinh sản tốt

9 cây: tình cảm dồi dào, thịnh vượng, được nhiều người yêu quý

10 cây: sung túc, trọn vẹn, viên mãn, đủ đầy

11 hoặc 21 cây: là lời cầu phúc, cầu được ước thấy

Cây phát tài hợp tuổi gì?

Hợp với tuổi Mão nhất. Thân cây mềm mại, nhẹ nhàng cũng giống như bản tính mềm mỏng, ôn hòa của những người tuổi này. Phát tài trong phong thủy đối với người tuổi Mão có ý nghĩa thu hút tiền tài vào tay.

Cây phát tài hợp mệnh nào?

Nếu hỏi cây phát tài hợp với mệnh nào thì câu trả lời đó là mệnh Kim, Là loại cây vừa mang lại tài lộc, may mắn, thành công vừa tạo một không gian xanh độc đáo. Rất thích hợp với những gia đình có diện tích trật hẹp. Phát tài thể hiện sự phú quý giàu sang, tiền vận như nước. Đây là một cây mang ý nghĩa phong thủy tốt, rất đẹp mắt thường được nhiều người chọn làm cay cảnh phong thủy trưng bày trong những ngày tết.

Vị trí nên đặt cây Phát tài

Cây phát tài nên đặt ở phòng khách vì đây là vị trí đem lại tài lộc, may mắn. Vẻ bề ngoài của cây rất đẹp khi đặt trong phòng khách giúp trang trí nội thất. Bạn cũng có thể chọn đặt cây trong hành lang vì hành lang có khoảng không gian rộng, cây dễ phát triển tươi tốt, vừa giúp làm đẹp mỹ quan lại giúp thanh lọc không khí cải thiện không gian sống trong lành hơn, đem đến sức khỏe tốt cho gia chủ. Ngoài ra, bàn làm việc cũng là vị trí tốt để đặt cây phát thì, nó sẽ giúp cho công việc của gia chủ phát triển thuận lợi, đường công danh sự nghiệp được suôn sẻ. Cây phát tài dễ thích nghi ở các điều kiện môi trường khác nhau nên cây vẫn có thể sống trong môi trường ít ánh sáng trong phòng làm việc, trong nhà

Tuy nhiên, bạn cũng nên chăm sóc cây phát tài một tí. Khi để cây ở trong phòng kín lâu ngày cây sẽ không được xanh tốt mà lá sẽ bị ngả màu hơn vàng, khi chạm vào lá sẽ có cảm giác khô và mỏng, không tươi tốt như ban đầu vì thiếu ánh sáng mặt trời. Để khắc phục điều này thỉnh thoảng bạn dời cây đến những chỗ để cây như ban công, cửa sổ để giúp cây có thể đón được ánh nắng mặt trời.

Một lưu ý nhỏ khi đặt cây trong không gian có máy lạnh cần theo dõi cây thường xuyên vì nếu hơi ẩm để lâu sẽ xuất hiện nấm ở cuống cây có màu trắng lốm đốm có thể lấy khăn lau đi, hoặc dùng bình xịt nước pha với nước rửa bát loãng để diệt nấm. Không nên đặt trong phòng ngủ vì cây có thể hút hết oxi gây hại đến sức khỏe mọi người.

6. Cây Thường xuân

Cây Thường Xuân có tên khoa học là Hedera helix là một loài thực vật thuộc chi Dây thường xuân (Hedera), Họ Cuồng (Araliaceae). Thường Xuân thuộc loại cây leo, tập trung nhiều ở vùng Tây Á và Châu Âu, loại cây này có thể xanh tốt quanh năm.

Ý nghĩa phong thủy của cây Thường Xuân

Mang nhiều ý nghĩa phong thủy tốt lành cũng là một trong những lý do mà nhiều người lựa chọn loại cây này. Thường Xuân là loại cây để bàn nhìn có vẻ yếu đuối nhưng lại có sức sống bền bỉ, mãnh liệt, như một lời chúc phúc sức khỏe phát đạt và tình cảm đến người nhận. Bạn có thể tặng những người thân yêu vào dịp lễ tết, mừng thọ, mừng thăng chức…

Cây Thường Xuân hợp mệnh gì? Tuổi gì?

Với ý nghĩa vươn tới sự sống mạnh mẽ, loại cây này có thể hợp với tất cả các mệnh theo ngũ hành, đặc biệt là mệnh Thủy. Trồng loại cây này trong nhà hướng Đông giúp người mệnh Thủy hấp thu được nhiều sinh khí do loài cây này mang lại nhất.

Tuy nhiên, dù bạn thuộc con giáp nào cũng có thể yên tâm trồng Thường Xuân trong nhà để gặp nhiều may mắn, tài lộc.

Cây Thường xuân nên trồng ở đâu?

Cây có thể sinh sống và lan trên bề mặt dốc cao tới 20 – 30m. Chính vì vậy mà người ta thường trồng cây để tạo màu xanh và để làm hàng rào.

Để giúp cho cây phát triển, những đốt trên thân dây Thường Xuân mọc ra rễ bám chặt vào bề mặt mà chúng leo lên. Lá cây có màu xanh non và chuyển đậm dần khi trưởng thành.

7. Cây Kim ngân lượng

Cây kim ngân lượng được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cây ngân lượng, bách lượng kim, châu sa kim, đại la tán hoặc cơm nguội răng. Cây này có xuất xứ từ Nhật Bản, Trung Quốc. Kim ngân lượng thường được để trên bàn, trang trí trong phòng nhờ vẻ đẹp khá sang trọng.

Ý nghĩa cây kim ngân lượng

Theo tiếng Hán – Việt, “kim” có nghĩa là tiền là vàng. Tên cây đã khiến người nghe nghĩ ngay đến tiền bạc, tài lộc. Trong phong thủy, cây kim ngân lượng mang ý nghĩa chiêu tài chiêu lộc, đem lại tiền tài, phú quý cho gia chủ.

Kim ngân lượng thường dùng để trang trí tại nhà ở, phòng làm việc, phòng họp, văn phòng, nhà hàng, khách sạn. Do có ý nghĩa khai vận, chiêu tài lộc nên cây kim ngân lượng thường được chọn làm quà tặng cho các dịp khai trương, thăng chức, lễ tết.

Cùng với tên cây thì vẻ đẹp lộng lẫy của chùm quả xum xuê, đỏ rực cũng tượng trưng cho phú quý, may mắn.

Cây kim ngân lượng hợp mệnh gì?

Cây kim ngân lượng là loại cây cảnh được xếp vào hành Hỏa trong ngũ hành với màu bản mệnh là màu đỏ, màu của những chùm quả ngân lượng đỏ thắm.

Theo quy tắc tương sinh tương của ngũ hành, Hỏa sinh Thổ. Vì vậy, cây ngân lượng sẽ rất phù hợp với những người mang bản mệnh Thổ và mệnh Hỏa, trợ giúp cho những người mệnh này có được may mắn trong cuộc sống.

Với sức sống bền bỉ và vẻ đẹp bắt mắt, thường gây ấn tượng ngay từ lần nhìn đầu tiên, cây kim ngân lượng vừa mang lại tài lộc cho gia chủ, vừa tạo được động lực và ý chí mạnh mẽ giúp gia chủ vươn lên trong cuộc sống, vượt qua những khó khăn, thách thức. Để tăng thêm phong thủy cho cây, bạn có thể trang trí thêm lên cây những dây đồng tiền xu vàng.

Để xem tuổi của bạn có hợp với cây Kim Ngân lượng không? Bạn chỉ cần xem xét tuổi của mình có nằm một trong 2 Mệnh Thổ hay Hỏa thôi nhé!

Vị trí thích hợp đặt cây Kim Ngân Lượng

Là cây có khả năng sinh trưởng tốt khi ở trong nhà nên Kim Ngân Lượng được nhiều người yêu thích dùng làm cây để bàn văn phòng, nhà ở, khách sạn, cạnh bàn thờ ông Địa,…

 

Phương vị khai vận tốt nhất của cây là ở hướng Đông và hướng Đông Bắc. Để tăng thêm phong thủy có thể trang trí thêm trên cây những dây đồng tiền vàng.

8. Cây Tiểu trâm

Cây Cau Tiểu Trâm có tên khoa học Chamaedorea elegans, là loại cây thuộc họ nhà cau, có nguồn gốc từ Trung Mỹ và được du nhập về Việt Nam từ rất lâu. Cây có hình dáng giống một cây dừa mini với chiều cao trung bình từ 15 -40 cm, lá cau mọc từ thân chính, các bẹ lá và thân cau có màu vàng kết hợp hài hòa với nhau tạo nên vẻ hài hòa, bắt mắt, đầy sức sống.

Lá cây Cau Tiểu Trâm có chứa chất Chlorophyll giúp hấp thụ các tia điện tử có hại cho sức khỏe từ máy tính, điện thoại và các thiết bị khác. Vào ban ngày lá cây hút khí độc từ môi trường và thải ra khí oxi, khi để cạnh bàn làm việc khí oxi sẽ giúp cho cơ thể hô hấp tốt hơn và điều phối không khí trong không gian làm việc.

Ý nghĩa cây Tiểu trâm

Trong phong thủy, những cây có lá tròn như cây trường sinh, cây phát lộc, cây kim tiền thường được để trong nhà và trên bàn làm việc với tác dụng giữ lại sinh khí, may mắn, tài lộc và tiền bạc cho gia chủ. Còn những loại cây có lá nhọn và thuôn dài như cau tiểu trâm, cây lưỡi hổ hay cây dây nhện lại có tác dụng xua đuổi dòng khí xấu xung quanh và mang lại sự thịnh vượng cho gia chủ.

Cây cau tiểu trâm hợp mệnh nào?

Trong phong thủy, cây cau tiểu trâm hợp nhất với những người mệnh mộc. Màu xanh mát của cây giúp khắc chế sự nóng nảy trong tính cách của người mệnh mộc, từ đó giúp họ bình tĩnh hơn khi gặp những chuyện rắc rối.

Bên cạnh đó, cây cau tiểu trâm cũng rất hợp với những người mệnh thủy.

Cây cau tiểu trâm nên đặt ở đâu?

Với nhiều ưu điểm: hình dáng ngộ nghĩnh, đáng yêu, tán lá xanh mượt đầy sức sống và khả năng hấp thụ khí độc hiệu quả… cau tiểu trâm được lựa chọn là một trong số những cây cảnh trồng trong nhà được yêu thích.

Người ta hay trồng cau tiểu trâm vào những chậu sứ có hình dáng trang nhã tạo nên một chậu cảnh sang trọng trưng ở hành lang, bệ cầu thang, lối ra vào, hoặc bàn làm việc, phòng khách, phòng họp đem đến không gian trong lành cùng vẻ đẹp trẻ trung.

Để khoe hết vẻ đẹp tổng thể của cau tiểu trâm từ rễ, thân, lá người ta thường trồng cau tiểu trâm vào bình thủy tinh để bàn làm việc, bàn ăn,phòng khách, phòng bếp, kệ tivi, kệ sắt nghệ thuật… làm điểm nhấn cho không gian.

9. Cây Trạng nguyên

Cây trạng nguyên là một cây phong thủy tốt thường được bán tại các shop cây cảnh. Cây có vẻ ngoài rất đẹp với ý nghĩa là mang đến thành công, đỗ đạt và may mắn cho người chưng cây.

Cây được xuất xứ từ trung mỹ và miền nam Mexico còn có tên gọi khác ở phương đông là nhất phẩm hồng, phương tây là cây giáng sinh. Đặc điểm dễ thấy nhất của cây là có lá non màu đỏ sau khi già sẽ chuyển sang màu xanh thẫm, nhiều người mới nhìn thường nhầm lẫn phần lá đỏ là hoa của cây.

Ý nghĩa phong thủy cây hoa trạng nguyên

Trước đây nước ta thường có tục lệ tổ chức các cuộc thi để tìm người tài phục vụ đất nước, người đứng đầu cuộc thi này thường được gọi là trạng nguyên vinh sư bái tổ làm rạng danh cả một vùng. Có một vùng đất tại các tỉnh nghệ an hà tĩnh thời đó có rất nhiều trạng nguyên đều được sinh ra tại một vùng đất.

Người ta để ý rằng ở đây có một loại cây rất đẹp chỉ có tại nơi đây cứ mỗi năm khi kỳ thi cử thì loài hoa này lại đua sắc rực rỡ. Từ đó người ta đặt tên cho loại hoa này là hoa trạng nguyên các nơi khác lấy hoa này về trồng với mong muốn giúp con cháu học hành giỏi giang đỗ đạt.

Trong nhà có một vài vị trí theo phong thủy rất tốt cho sự nghiệp và đường công danh của gia đình đó là vị trí đông bắc ở phòng khách hay trên ban công của căn nhà. Nếu được đặt một cây trạng nguyên ở vị trí này sẽ rất có lợi cho sự nghiệp của mọi người trong gia đình.

Cây Trạng Nguyên Hợp Với Mệnh Nào?

Cây Trạng Nguyên phù hợp nhất với mệnh Hỏa. Người mệnh Hỏa luôn được biết đến với lối sống có tinh thần chủ động cao, tính cách sôi nổi, nhiệt tình. Tương ứng với điều đó, màu sắc mang may mắn cho người mệnh Hỏa là: đỏ, hồng và tím.

Theo ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa nên bản chất cây xanh là Mộc đã phù hợp với người mệnh Hỏa rồi. Do đó, việc trồng thêm cây cảnh trong nhà sẽ làm gia tăng đáng kể tài lộc, may mắn cho những người mệnh Hỏa.

Vậy cây trạng nguyên hợp với tuổi gì?

Tuổi Ngọ nằm ở vị trí thứ 7 trong 12 con giáp có tài vận rất tốt. Về cơ bản sinh ra đã tính cách luôn độc lập, đầu óc nhanh nhẹn thông minh hơn người, mà còn rộng rãi và hào phóng, ngoại giao rất tốt. Bên cạnh đó, những người tuổi Ngọ dễ đam mê nhưng lại rất mau chán, tính khí nóng nảy, lại tham lam khiến họ bị tổn thất trong nhiều việc.

Để hóa giải được những vấn đề tổn thất trong công việc và cuộc sống, người tuổi Ngọ nên sở hữu cho mình một chậu hoa trạng nguyên phù hợp với tuổi Ngọ của chính mình đặt trên bàn làm việc, không gian nhà ở sẽ giúp tài vận hanh thông, cân bằng hài hòa về tính cách.

Vị trí đặt của cây hoa trạng nguyên

Bạn có thể sử dụng cây trạng nguyên để trang trí bàn học, bàn làm việc, ban công, cửa sổ hay phòng ăn, cũng có thể được sử dụng trong những cảnh quan đường phố, sân vườn, biệt thự.

10. Cây Ngũ gia bì

Cây ngũ gia bì là thực vật có hoa, cây hình ô (umbrella tree), thuộc họ Araliaceae và có tên khoa học là Schefflera heptaphylla. Ở nước ta, loài cây này còn có tên gọi phổ thông khác là Chân chim, Cây đáng, Cây lằng, Sâm Nam, Cây chân vịt,...

Ngũ gia bì là cây mọc hoang phân bố ở Việt Nam, cây thường xanh phổ biến chủ yếu ở các tỉnh miền Bắc như Lạng Sơn, Lào Cai, Bắc Cạn, Thái Nguyên, ... và miền Trung, dãy Nam Trường Sơn.

Loài cây này được xếp vào loại những cây cảnh đẹp, cao cấp, đắt tiền, có thể mua trồng làm cảnh như một món đồ trang trí phong thủy để đem lại may mắn, hút tài lộc đến cho gia chủ.

Ý nghĩa của cây

Trong phong thủy, cây ngũ gia bì có ý nghĩa giúp gia chủ phát triển vững mạnh, ổn định con đường tài vận; giúp chủ nhân củng cố tiền bạc; quản lý, giữ vững tài khí để tài sản làm ra không bị tiêu biến mà mang đến sự thịnh vượng. Cây ngũ gia bì trồng trong nhà có ý nghĩa phong thủy biểu tượng cho sự hòa thuận, êm ấm.

Cùng với đó, loài cây này còn mang ý nghĩa động viên tinh thần, có ý nghĩa hòa thuận, đoàn kết các thành viên trong gia đình. Mang theo khả năng chấn phong rất tốt, xua đuổi tà ma, khí độc từ bên ngoài.

Mỗi lá cây sở hữu 5 thùy, điều này góp phần cân bằng và tăng tương tác của ngũ hành trong phong thủy với Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong ngôi nhà của bạn.

Cây ngũ gia bì hợp tuổi nào, mệnh nào?

Trong phong thủy, con ngư quan niệm rằng ngũ gia bì là loài cây cảnh thích hợp nhất với người tuổi Dần (năm sinh 1950, 1962, 1974, 1986, 1998). Nhận thức được điều này, gia chủ tuổi Dần nên sở hữu loài cây này trong nhà để có thêm được nhiều tài khí, tìm kiếm vận may nâng cao thu nhập và nhận được nhiều điều may mắn.

Bên cạnh những băn khoăn về cây ngũ gia bì hợp với tuổi nào thì cung mệnh hợp với loại cây này cũng được không ít người quan tâm. Trên thực tế, ngũ gia bì không kén mệnh, tuy nhiên trong ngũ hành tương sinh, để cây phát huy hết ý nghĩa phong thủy thì người mang mệnh Mộc là phù hợp nhất.

Vị trí đặt cây phong thủy trong nhà

Ngũ gia bì nên được đặt ở những vị trí sang trọng như phòng khách đẹp hay phòng làm việc để hút tài lộc, tránh đặt cây ở trong không gian nghỉ ngơi bởi có thể sẽ gây hại đến sức khỏe của bạn do hiện tượng hiếm khí vào ban đêm. Bên cạnh đó, không đặt cây trong nhà vệ sinh hay tại những vị trí quá tối. Cây ngũ gia bì cũng có thể đặt ở cửa sổ hoặc ban công đẹp giúp không gian ngôi nhà thêm sống động.

Về hướng đặt cây ngũ gia bì, bạn cần căn cứ dựa trên bản mệnh của gia chủ để bố trí cây theo hướng phù hợp. Nếu gia chủ mang mệnh Mộc, hãy đặt cây theo hướng Đông, Đông Nam. Bản mệnh Hỏa thì hướng Tây Nam, Đông Bắc hay chính Nam là hướng phù hợp để đặt cây. Mách nhỏ cho bạn, hãy sử dụng la bàn để có thể xác định hướng dễ dàng và chính xác nhất.